• THÔNG BÁO: Diễn đàn trực tuyến TRUNG TÂM Y TẾ THỦ THỪA sắp hết dung lượng lưu trữ dữ liệu và sẽ tạm ngưng hoạt động sau ngày 31/12/2023. Để tiếp tục duy trì hoạt động diễn đàn, đề nghị chủ sở hữu mua thêm dung lượng hoặc đăng ký hosting mới. Xin cảm ơn!

TÌNH HÌNH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỦ THỪA

Bùi Thị Thùy Mai

Cán bộ Truyền thông Giáo dục sức khỏe
TÌNH HÌNH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỦ THỪA

21/12/2023


Tính từ đầu năm đến hết ngày 17/12/2023 toàn huyện ghi nhận 246 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tăng 180 trường hợp so với cùng kỳ 2022 (66 ca). Ghi nhận 03 ổ dịch tăng 03 ổ so với cùng kỳ (0 ổ).

Hiện nay bệnh tay chân miệng đã và đang bùng phát ở nhiều nơi và còn phát hiện rải rác ở các xã trong huyện: Thị Trấn, Nhị Thành, Bình Thạnh, Long Thuận,… Nếu chúng ta không biết cách phòng, chống, chăm sóc và điều trị bệnh kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Để chủ động phòng, chống không để bệnh lây lan thành dịch mọi người dân cần biết kiến thức và cách phòng tránh bệnh tay chân miệng như sau:

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm gây dịch, hiện nay chưa có vac- xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc, bệnh hường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, tập trung nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi, nhất là ở trẻ từ 1-2 tuổi.

Trẻ mắc bệnh tay- chân- miệng sẽ có những biểu hiện như sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi nốt phỏng nước. Ban đầu có những chấm đỏ xuất hiện 1-2 ngày sau khi sốt, sau đó tiến triển thành phỏng nước và vỡ ra thành vết loét. Phỏng nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng, lưỡi và mặt trong của má.

Các biện pháp phòng ngừa

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.

- Khi trẻ mắc bệnh phải cho nghỉ học để cách ly tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

- Vệ sinh răng miệng và thân thể trẻ luôn sạch sẽ, không cậy vỡ nốt phỏng nước để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh cho người khác.

- Cần tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cho trẻ, cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng dễ tiêu.

- Không cho trẻ mút tay, không cần kiêng cữ gió và ánh sáng, không chọc vỡ bọng nước, không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da.

- Vệ sinh môi trường, khử trùng lớp học và các đồ chơi của trẻ.

- Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi có những dấu hiệu nghi ngờ để được khám và điều trị kịp thời./.

Lê Thị Hồng Nhung
 
Top