• THÔNG BÁO: Diễn đàn trực tuyến TRUNG TÂM Y TẾ THỦ THỪA sắp hết dung lượng lưu trữ dữ liệu và sẽ tạm ngưng hoạt động sau ngày 31/12/2023. Để tiếp tục duy trì hoạt động diễn đàn, đề nghị chủ sở hữu mua thêm dung lượng hoặc đăng ký hosting mới. Xin cảm ơn!

THỦ THỪA TRIỂN KHAI TẬP HUẤN GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG BỆNH DẠI Ở NGƯỜI

Bùi Thị Thùy Mai

Cán bộ Truyền thông Giáo dục sức khỏe
THỦ THỪA TRIỂN KHAI TẬP HUẤN GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG BỆNH DẠI Ở NGƯỜI

04/4/2024

Hiện nay, thời tiết nắng nóng là một yếu tố nguy cơ làm cho động vật như chó, mèo, khỉ...dễ xuất hiện các triệu chứng dại, nguy cơ bệnh dại tiếp tục xảy ra trên địa bàn huyện là rất cao.
Trước tình hình trên, để chủ động tăng cường công tác giám sát và điều trị dự phòng bệnh dại trên người đạt hiệu quả, Trung tâm Y tế Thủ Thừa tổ chức tập huấn để nâng cao kiến thức phòng, chống, điều trị dự phòng bệnh dại ở người.

Vào lúc 08 giờ 00 phút, ngày 04 tháng 4 năm 2024, Trung tâm Y tế huyện Thủ Thừa tổ chức tập huấn “Giám sát và điều trị dự phòng bệnh dại ở người” cho cán bộ tư vấn, thực hiện tiêm ngừa của phòng tiêm ngừa dịch vụ và 12 trạm Y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện, gồm 16 đại biểu tham dự.

Bà Lê Thị Hồng Nhung – Cán bộ Chương trình Quản lý dịch huyện hướng dẫn giám sát, phát hiện ca bệnh dại, người phơi nhiễm, định nghĩa về ổ dịch dại, các biện pháp xử lý ổ dịch dại ở người,…

Trong buổi tập huấn, chia ra làm 2 nhóm nhỏ để thảo luận về các tình huống khi phát hiện ca bệnh dại ở người, các biện pháp phòng, chống bệnh dại. Các học viên thống nhất về các biện pháp điều tra, giám sát và xử lý ổ dịch dại ở người, một trong những biện pháp tốt nhất để dự phòng là tăng cường công tác truyền thông về bệnh dại cũng như điều trị bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại đối với người bị động vật động vật cào, cắn hoặc động vật nghi dại.

Ông Nguyễn Hữu Phước – Cán bộ Quản lý dịch TYT Tân Thành, đối với trường hợp bị chó cắn đa vết thương, vết thương lớn, máu chảy nhiều có cần khâu 1 mũi để cầm máu rồi hướng dẫn đi tiêm phòng vắc xin phòng dại.

Ông Phạm Văn Luân – Giám đốc TTYT nhấn mạnh đối với trường hợp bị động vật cào, cắn phải xử trí vết thương sau đó đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Khoa Kiểm soát bệnh tật & HIV phối hợp với chương trình GDSK viết bài, tin bài tuyên truyền phòng bệnh dại. Đối với các trạm Y tế xã, thị trấn khi phát hiện trường hợp bị động vật cắn phải phân loại, xử trí vết thương đặc biệt không được khâu vết thương, không được điều trị bằng thuốc nam hay lấy nọc và hướng dẫn người bị cắn đến Trung tâm Y tế huyện để được tư vấn tiêm phòng bệnh dại. Để đạt hiệu quả hướng tới mục tiêu của Chương trình quốc gia Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022- 2030, 90% người phơi nhiễm được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

Khuyến cáo người dân nếu chó cắn thì rửa ngay vết thương bằng xà phòng và nước sạch. Sau đó, đến cơ sở y tế để được tư vấn, hướng dẫn và điều trị dự phòng./.

Lê Thị Hồng Nhung
 

Đính kèm

  • 205.3 KB Lượt xem: 45
  • 266.2 KB Lượt xem: 42
  • 255.9 KB Lượt xem: 47
Top