• THÔNG BÁO: Diễn đàn trực tuyến TRUNG TÂM Y TẾ THỦ THỪA sắp hết dung lượng lưu trữ dữ liệu và sẽ tạm ngưng hoạt động sau ngày 31/12/2023. Để tiếp tục duy trì hoạt động diễn đàn, đề nghị chủ sở hữu mua thêm dung lượng hoặc đăng ký hosting mới. Xin cảm ơn!

NHẬN DIỆN VÀ XỬ LÝ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Nguyễn Thị Vân

Cán bộ quản lý
Bệnh tay chân miệng nhận diện và xử lý

Căn cứ vào Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30 tháng 3 năm 2012 củ Bộ Y Tế về việc Ban hành và hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Bệnh Tay chân miệng và tình hình dịch bệnh Tay chân miệng đang xảy ra hiện nay;

Vào lúc 14 giờ ngày 13 tháng 6 năm 2023 tại Trung Tâm Y tế Thủ Thừa đã tổ chứa buổi tập huấn cho Bác sỹ, Điều dưỡng các Khoa, Phòng và Trưởng Trạm Y tế xã, Thị trấn với chủ đề “ Bệnh tay chân miệng nhận diện và xử lý”

Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxsackievirus và Enterovirus 71 gây ra.

Triệu chứng:

a) Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.

b) Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

c) Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:

- Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

- Sốt nhẹ, nôn.

- Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.

- Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

d) Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Dịch tễ: dưới 5 tuổi, đường lây truyền( Tiêu hóa), nguồn lây( nước bọt, bóng nước, phân). Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong cùng một thời gian.

Điều trị: trên 90% trẻ sẽ tự khỏi và chỉ điều trị tại nhà

Cách ly: không đi học, không đến chổ đông người ít nhất 10 ngày

Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giảm đau, hạ sốt

Thường xuyên theo dõi phát hiện các dấu hiệu năng

Người nhà cần đưa trẻ đến tái khám tại cơ sở Y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau:

+ Sốt cao ≥ 39oC.

+ Thở nhanh, khó thở.

+ Giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.

+ Đi loạng choạng.

+ Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.

+ Co giật, hôn mê.

Cách phòng bệnh:

- Tại trường học: lau bề mặt bằng chất khử khuẩn, hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

- Tại nhà: vệ sinh sạch sẽ cho trẻ; lau bề mặt bằng xà phòng hoặc dung dịch lau sàn; rửa đồ chơi, vật dụng của trẻ bằng xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn.

*Khuyến cáo thực hiện 3 sạch phòng bệnh tay chân miệng là: ở sạch, ăn uống sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch./.

* Kim Chi - khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn *
 
Top