• THÔNG BÁO: Diễn đàn trực tuyến TRUNG TÂM Y TẾ THỦ THỪA sắp hết dung lượng lưu trữ dữ liệu và sẽ tạm ngưng hoạt động sau ngày 31/12/2023. Để tiếp tục duy trì hoạt động diễn đàn, đề nghị chủ sở hữu mua thêm dung lượng hoặc đăng ký hosting mới. Xin cảm ơn!

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ KHI BỊ KIÊN BA KHOANG ĐỐT

Bùi Thị Thùy Mai

Cán bộ Truyền thông Giáo dục sức khỏe
NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ KHI BỊ KIÊN BA KHOANG ĐỐT

11/10/2023

Kiến ba khoang thường sống trong ruộng lúa, ăn rầy nâu. Giúp ích cho nông nghiệp, nên chúng là loài côn trùng có ích và không phải là đối tượng cần phải hủy diệt. Chúng phát triển vào mùa Thu, thời gian thu hoạch lúa. Đặc điểm của kiến ba khoang xuất hiện vào đầu mùa mưa khi có độ ẩm cao, sau các đám mưa lớn đầu mùa.

Tác hại do kiến ba khoang gây ra đối với con người:

Kiến ba khoang cái có độc tố pederin, vì vậy nếu kiến ba khoang đậu bám vào người, bị đập chết và chà xát hoặc va chạm mạnh thì độc tố trên cơ thể kiến có thể tiết ra ngoài, dính vào da người gây nên cảm giác đau đớn, cháy da, viêm tấy...

Tác hại của kiến ba khoang không gây nguy hiểm đến tính mạng, chủ yếu gây tổn thương trên da nhưng với số lượng lớn vị trí viêm da là vùng đầu mặt, cổ, tay, chân, hông lưng. Đặc biệt tổn thương da nặng nhất, lan tỏa rộng nhất ở vùng da mềm.

Nếu điều trị muộn, tổn thương da có thể để lại sẹo đỏ đến nhiều tháng mới hết. Nếu độc tố của chúng dính vào mắt sẽ gây ra viêm kết mạc và sưng nề phần mềm quanh mắt, có trường hợp mù tạm thời.

Nhận biết

Kiến ba khoang có thể gây viêm da từ mức độ nhẹ đến nặng tùy theo độc chất pederin hiện diện trên cơ thể kiến xâm nhập qua da. Vị trí viêm da thường xảy ra ở vùng đầu, mặt, cổ, tay, chân, hông, lưng...

Kiến ba khoang không gây độc bằng cách cắn, đốt người bệnh. Nếu tay bị dính chất độc pederin khi đập kiến, chà xát và sờ vào mắt có thể làm bỏng mắt, kết mạc, giác mạc, võng mạc...

Triệu chứng phồng rộp da, nổi mụn nước ngoài da có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với độc tố pederin từ 12 - 36 giờ. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm sẽ tiến triển sang dạng loét. khi đó những tổn thương này sẽ có hình dạng khác nhau như đường dài thẳng, hình chữ y, hình tròn, hình đa giác... tùy theo động tác khi ta thực hiện việc đập, giết và chà xát kiến trên da.

Viêm da có thể dạng giống như tổn thương của bệnh Zona. Vết phồng thường xuất hiện độ một ngày sau khi bị dính độc tố. Nếu được trị thì sau một tuần sẽ hết.

Xử lý khi tiếp xúc kiến ba khoang:

Trường hợp lỡ tay đập chết, chà xát trên da thì cần nhanh chóng rửa ngay bằng xà phòng nhiều lần, thật sạch để trung hòa chất độc. Có thể rửa bằng nước muối sinh lý.

Hạn chế tối đa thói quen gãi ngứa để tránh gây trầy xước, khiến tình trạng tổn thương lan rộng và nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, khi kiến vừa cắn xong, vết cắn thường chứa nhiều vi khuẩn, do đó việc gãi ngứa sẽ làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng da, rất nguy hiểm.

Nên đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc không những không giúp bạn xử lý đúng cách vết kiến cắn mà còn có thể gây ra những hậu quả về sức khỏe.

Không nên áp dụng các bài thuốc dân gian. Trên thực tế, rất nhiều người bệnh đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do áp dụng một số biện pháp chữa bệnh truyền miệng để xử lý các vết cắn của kiến ba khoang. Đặc biệt là một số bài thuốc đắp lá có thể khiến cho tình trạng viêm loét càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Để chủ động phòng trách, người dân cần áp dụng các cách phòng tránh như sau:

Nên đóng cửa, kéo rèm và hạn chế bật đèn, không nên dùng đèn neon, đèn led vào ban đêm… và nên ngủ trong màn...

Trước khi dùng khăn mặt hay quần áo, bạn nên giũ mạnh để phòng trường hợp kiến ba khoang có thể ẩn nấp trong quần áo.

Kiến ba khoang thường rất thích những nơi có nhiều ánh sáng. Không nên đứng dưới những bóng đèn công cộng.

Khi làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa thu hoạch, mùa mưa bão, cần chú ý mặc quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi ủng để tránh tiếp xúc với kiến.

Không dùng tay trực tiếp để giết. Bắt kiến ba khoang ra khỏi da bằng cách thổi hoặc đặt một tờ giấy cho kiến bò lên và lấy ra khỏi người. Đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm khi tiếp xúc.

Tóm lại: Khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm da, bỏng mắt, kết mạc, giác mạc, võng mạc... do kiến ba khoang cắn. Người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời./.

Ngô Thị Hồng Hạnh
 
Top