• THÔNG BÁO: Diễn đàn trực tuyến TRUNG TÂM Y TẾ THỦ THỪA sắp hết dung lượng lưu trữ dữ liệu và sẽ tạm ngưng hoạt động sau ngày 31/12/2023. Để tiếp tục duy trì hoạt động diễn đàn, đề nghị chủ sở hữu mua thêm dung lượng hoặc đăng ký hosting mới. Xin cảm ơn!

MỘT SỐ THÔNG TIN VÀ CÁCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Bùi Thị Thùy Mai

Cán bộ Truyền thông Giáo dục sức khỏe
MỘT SỐ THÔNG TIN VÀ CÁCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
05/01/2024

Trên địa bàn tỉnh Long An tính đến hết ngày 31/12/2023 ghi nhận 3327 ca, giảm 79% so với cùng kỳ ( 15.756 ca), các huyện có ca mắc cao: Đức Hòa (921 ca), TP. Tân An (429 ca), Bến Lức (371 ca), Cần Giuộc (350 ca), Cần Đước ( 267 ca), Châu Thành ( 191 ca), Thủ Thừa (161 ca),… Ghi nhận 171 ca nặng giảm 76,2 % so với cùng kỳ năm 2022 (717 ca). Ghi nhận 05 ca tử vong do Sốt xuất huyết giảm 06 ca so với cùng kỳ (11 ca): Châu Thành 02 ca, Đức Hòa 01 ca, Thạnh Hóa 01 ca, Tân Hưng 01 ca.

Riêng tình hình tại huyện Thủ Thừa từ đầu năm 2023 đến ngày 31/12/2023 ghi nhận 161 ca giảm giảm 472 ca so với cùng kỳ năm 2022 (633 ca), các xã có ca mắc cao: Bình Thạnh (28 ca), Nhị Thành (26 ca), Mỹ An (24 ca), Thị Trấn (20 ca), Tân Thành (17 ca), Mỹ Phú (11 ca),… Ghi nhận 03 ca nặng giảm 23 ca so với cùng kỳ (26 ca), ghi nhận 0 ca tử vong bằng so với cùng kỳ năm 2022.

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết vẫn đang rải rác ở các xã trong huyện: Nhị Thành, Long Thạnh, Mỹ Phú,…Nếu chúng ta không biết cách phòng, chống sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Để chủ động phòng, chống không để bệnh lây lan thành dịch mọi người dân cần biết kiến thức và cách phòng, chống sốt xuất huyết như sau:

- Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

- Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.

* Các biểu hiện của bệnh

+ Sốt cao đột ngột 39 - 400C, kéo dài 2 - 7 ngày.

+ Đau đầu dữ dội ở vùng trán.

+ Đau hốc mắt, đau người, các khớp

+ Buồn nôn, phát ban

+ Chảy máu mũi, ra kinh nguyệt bất thường, xuất huyết tiêu hóa,…

* Cần đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu nguy hiểm sau:

- Mệt mỏi bất thường, nhiệt độ hạ nhanh dưới 360C; da xanh, lạnh và ẩm.

- Chảy máu mũi hoặc chảy máu răng.

- Nôn liên tục hoặc nôn ra máu.

- Đi ngoài phân đen

- Ngủ li bì hoặc quấy khóc (trẻ em).

- Đau bụng, khát nhiều (khô miệng), khó thở.

Các biện pháp phòng ngừa: là diệt muỗi, lăng quăng và phòng chống muỗi đốt.

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng bằng cách

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá bảy màu vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng.

+ Thay rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, xô, chậu…) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ,... dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa.

- Phòng chống muỗi đốt

+ Mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ mùng kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...

+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong mùng, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

- Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi có những dấu hiệu nghi ngờ để được khám và điều trị kịp thời./.

Lê Thị Hồng Nhung
 
Top