• THÔNG BÁO: Diễn đàn trực tuyến TRUNG TÂM Y TẾ THỦ THỪA sắp hết dung lượng lưu trữ dữ liệu và sẽ tạm ngưng hoạt động sau ngày 31/12/2023. Để tiếp tục duy trì hoạt động diễn đàn, đề nghị chủ sở hữu mua thêm dung lượng hoặc đăng ký hosting mới. Xin cảm ơn!

Hưởng ứng Tuần lễ Glôcôm thế giới từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 3 năm 2023

Bùi Thị Thùy Mai

Cán bộ Truyền thông Giáo dục sức khỏe
HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ GLÔCÔM THẾ GIỚI
Từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 3 năm 2023
18/3/2023
Bệnh glôcôm là bệnh nguy hiểm, thường gặp trong nhản khoa. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng vì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa vĩnh viễn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Glôcôm đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù ở hầu hết các khu vực trên thế giới, thường chỉ đứng sau đục thể thủy tinh.
Hiện nay có khoảng gần 80 ngàn người bị mù do glôcôm (tăng nhản áp), có khoảng 50% người mắc bệnh mà họ không biết rằng họ mắc bệnh ở các nước đang phát triển và 47% ở các nước Châu Á. Trong giai đoạn đầu bệnh không có triệu chứng, nếu không điều trị bệnh có thể tiến triển thành mù lòa.
Bình thường gặp ở những người trên 40 tuổi; tiền sử gia đình có người bệnh glôcôm; người có cấu trúc giải phẩu thuận lợi; viễn thị cao, góc tiền phòng hẹp là những người có nguy cơ dễ mắc bệnh glôcôm.
Glôcôm là một bệnh lý có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh nhân không thể nhận biết. Để chẩn đoán cần được khám bác sĩ chuyên khoa mắt; bác sĩ sẽ xác định bệnh dựa trên đo nhãn áp, kiểm tra thị trường và soi đáy mắt...
Bệnh glôcôm là một bệnh lý của dây thần kinh thị giác, do vậy các hậu quả cơ bản của nó là tổn hại chức năng thị giác thể hiện qua hai khía cạnh: tổn hại trường nhìn vùng mà mắt bao quát được, co hẹp từ ngoại vi, ám điểm cạnh trung tâm cuối cùng sẽ dẫn đến mù lòa. Trong một số trường hợp, mù lòa còn có thể kèm theo đau nhức dẫn đến phải bỏ mắt. Lưu ý là các tổn hại chức năng thị giác của bệnh glôcôm là không hồi phục được.
Hiện nay việc điều trị glôcôm phụ thuộc vào thể bệnh: có thể điều trị bằng Laser, thuốc hạ nhãn áp hoặc phẩu thuật.
Cho đến nay tổn hại chức năng thị giác do glôcôm có thể phòng tránh được nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Những người từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt nếu có người trong gia đình đã mắc bệnh này nên có ý thức đi khám sàng lọc bệnh..
Đối với bệnh nhân glôcôm phải có ý thức tuân thủ điều trị, nếu điều trị đúng và nghiêm túc bệnh sẽ ổn định. Ngược lại nếu không tuân thủ điều trị bệnh sẽ tiến triển dẩn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Hưởng ứng Tuần lễ Glôcôm nhằm động viên toàn xã hội tham gia vào các hoạt động chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa; giúp cho tất cả mọi người biết cách tự bảo vệ, chăm sóc và tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc mắt bất cứ nơi nào; đặc biệt tại các trường học cung cấp kiến thức cho học sinh biết các bệnh về mắt như: tăng nhãn áp, viêm loét giác mạc, tật khúc xạ, đau mắt đỏ,….; Vận động đi uống vitamin A cho trẻ và các bà mẹ sau sinh.
 
Top