• THÔNG BÁO: Diễn đàn trực tuyến TRUNG TÂM Y TẾ THỦ THỪA sắp hết dung lượng lưu trữ dữ liệu và sẽ tạm ngưng hoạt động sau ngày 31/12/2023. Để tiếp tục duy trì hoạt động diễn đàn, đề nghị chủ sở hữu mua thêm dung lượng hoặc đăng ký hosting mới. Xin cảm ơn!

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Bùi Thị Thùy Mai

Cán bộ Truyền thông Giáo dục sức khỏe
XÃ BÌNH THẠNH XỬ LÝ VÀ PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

27/3/2023
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virút đường ruột gây ra và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, hiện nay tại địa bàn xã đã xuất hiện 2 ca bệnh tay chân miệng tại ấp Bà Phổ và Bình Cang 1 trong những tháng đầu năm 2023. Tác nhân gây bệnh là do virút Coxsackie gây nên. Virút có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng hoặc các chất tiết từ mũi miệng hay phân của trẻ bệnh.
Nhận được thông tin ca bệnh, qua quá trình điều tra xác minh nguyên nhân trẻ mắc bệnh cũng 1 phần là do đầu năm thời tiết nóng ẩm, thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh, người nhà chăm sóc trẻ thiếu kiến thức phòng bệnh, không thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho trẻ vì trẻ nhỏ có thói quen cầm nắm, ngậm đồ chơi và không rửa tay cho trẻ bằng xà phòng. Trạm y tế Bình Thạnh đã cấp Cloramin B cho các hộ gia đình có con em mắc bệnh để vệ sinh sàn nhà và hướng dẫn lau chùi, ngâm đồ chơi cho trẻ nhằm khống chế dịch bệnh lây lan và bùng phát thành dịch, trạm cũng đã cấp Cloramin B cho các trường mẫu giáo, tiểu học và THCS trên địa bàn để lau chùi lớp học, đồ chơi cho học sinh để phòng chống dịch bệnh. Bệnh rất nguy hiểm nếu không biết cách phát hiện sớm, phòng tránh và điều trị kịp thời.
Các đường lây truyền bệnh chủ yếu như sau: Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra trong lúc ho hay hắt hơi; Do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sẽ chạm vào sàn nhà bị dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh; Lây qua bàn tay của người chăm sóc trẻ; Virút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, từ đó phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương da và niêm mạc.
Sốt là triệu chứng thấy rõ nhất ở bệnh TCM; sốt nhẹ (37,50C - 380C) hoặc sốt cao (380C-390C); Loét miệng: hiện tượng này là do các bóng nước có đường kính 2 - 3mm, trên niêm mạc miệng vỡ ra tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt; Bóng nước: xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc miệng, đầu gối, mông, ấn không đau; Trường hợp không điển hình: bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban; hoặc không có bóng nước mà chỉ hồng ban đơn thuần; hoặc chỉ loét miệng đơn thuần; Triệu chứng báo hiệu bệnh nặng: sốt cao không giảm, nôn ói nhiều, tay chân run, dáng đi loạng choạng, thở nhanh, khi ngủ hay bị giật mình. Bố mẹ nên nhận biết các dấu hiệu trên ở trẻ để cho trẻ nhập viện ngay.
Các bước cần thực hiện vệ sinh hàng ngày: Lau sạch sàn nhà, đồ chơi của trẻ bằng nước sạch hoặc xà phòng thường xuyên; Dùng khăn nhúng chất sát khuẩn lau đồ chơi, sàn nhà (5 muỗng cà phê pha 1 lít nước). Có thể dùng Javen (thuốc tẩy nước) 1 phần javen + 9 phần nước để lau chùi; Để yên trong vòng 10-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và lau khô lại; Thường xuyên rửa tay cho trẻ, người chăm sóc trẻ bằng xà phòng nhiều lần trong ngày trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi chăm sóc trẻ, chế biến thức ăn cho trẻ...
Các biện pháp khác: Phân và các chất thải của trẻ phải được khử trùng bằng Cloramin B hoặc Javen; Quần áo, chăn màn dụng cụ của trẻ bệnh phải được khử trùng bằng đun sôi, ngâm dung dịch Cloramin B hoặc Javen; Cách ly trẻ hạn chế tiếp xúc và sử dụng chung: chén, đũa, muỗng, ly với trẻ khác; Phải thường xuyên vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày; Nhà cửa phải sạch sẽ thoáng mát.
Nguyễn Thị Thảo Huyền
 
Top