• THÔNG BÁO: Diễn đàn trực tuyến TRUNG TÂM Y TẾ THỦ THỪA sắp hết dung lượng lưu trữ dữ liệu và sẽ tạm ngưng hoạt động sau ngày 31/12/2023. Để tiếp tục duy trì hoạt động diễn đàn, đề nghị chủ sở hữu mua thêm dung lượng hoặc đăng ký hosting mới. Xin cảm ơn!

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bùi Thị Thùy Mai

Cán bộ Truyền thông Giáo dục sức khỏe
TRUYỀN THÔNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
24/4/2023
Theo thông báo mới nhất của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới hiện có 429,9 triệu người bị ĐTĐ (ở độ tuổi từ 20-79) nghĩa là cứ 11 người sẽ có 1 người bị ĐTĐ, tới năm 2045 con số này sẽ là 629 triệu, tăng 48%.
Tại huyện Thủ Thừa theo nguyên cứu thì có 2% dân số bị mắc bệnh đái tháo đường (khoảng 2 ngàn người) nhưng hiện tại có mới chỉ có khoảng 700 người được khám và điều trị tại các cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít hoặc không hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ type 2 đang có xu hướng tăng lên ở trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng.
1. Thế nào là bệnh ĐTĐ
ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết, là hậu quả của thiếu hụt Insulin hoặc bất thường trong hoạt động Insulin hoặc cả hai. Tăng đường huyết mạn tính đi kèm với tổn thương lâu dài ở các cơ quan như mắt, thận, thần kinh và mạch máu.
2. Những người có nguy cơ mắc ĐTĐ2
- Tuổi trên 45
- Có người thân trong gia đình mắc ĐTĐ
- Có tiền sử đẻ con to >3.5kg hoặc trong tiền sử đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ
- Tăng huyết áp
- Béo phì (chỉ số BMI >23)
- Rối loạn mỡ máu
- Không hoạt động thể lực
Đây là những người có nguy cơ bị ĐTĐ nên xét nghiệm để tầm soát ĐTĐ ít nhất 6 tháng 1 lần
3. Khi mắc bệnh đái tháo đường có các triệu chứng
- Người bệnh thèm ăn, ăn nhiều, nhiều người gầy sút nhanh, trẻ chậm phát triển
- Khát nước, uống nhiều, đi tiểu nhiều, nhất là ban đêm
- Nước tiểu có nồng độ đường cao, ruồi bâu, kiến đậu, khi khô thường để lại các mảng trắng

4. Biện pháp phòng bệnh
- Duy trì cân nặng hợp lý: Các chuyên gia khuyên rằng bằng cách này hay cách khác phải tiêu bớt chất béo dư thừa trong cơ thể để cải thiện tình hình.
- Bỏ thuốc lá: Người mắc bệnh ĐTĐ thường bị tắc mạch ngoại vi, nhất là ở các chi. Hút thuốc lá càng làm mạch chi bị tắc nhiều hơn, trong trường hợp xấu, đôi khi phải dùng đến thủ thuật cắt cụt chân.
- Hạn chế đường và chất béo: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chế độ ăn uống khoa học là vấn đề then chốt khống chế bệnh ĐTĐ. Một chế độ ăn lành mạnh, bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo và calo, ăn nhiều rau xanh, trái cây, nếu ăn thịt chỉ nên ăn thịt nạc.
- Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh ĐTĐ, bởi nó có thể hạ thấp tỷ lệ đường trong máu. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng trong việc phòng chống bệnh tim mạch.
- Luyện tập thể dục, thể thao: Luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hạn chế nguy cơ béo phì. Thêm vào đó, việc luyện tập còn đem lại hiệu quả trong việc hạ thấp lượng đường và insulin trong máu. Mỗi ngày người bệnh ĐTĐ nên luyện tập khoảng 30 phút. Hãy lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với sức khỏe như đi bộ, đạp xe, bơi lội...

Đinh Phước Đông
 
Top